Ngày 27/8 và ngày 28/8/2024 , tại trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra đợt tập huấn về bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trên toàn tỉnh với các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ.
Đợt tập huấn diễn ra trong hai ngày với 22 nhà giáo là các thầy/cô đảm nhiệm môn Lịch sử ở các và các trường Cao đẳng nghề và Trung tâm GDTX trên toàn tỉnh. Với tinh thần học tập nghiêm túc, hăng hái, chủ động. Nội dung của đợt tập huấn nhằm giải quyết 3 vấn đề :
- Một số vấn đề chung về dạy học, kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực.
- Các dạng thức trắc nghiệm trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
- Xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực.
Tất cả các mục tiêu đó đều thực hiện dựa trên văn bản hướng dẫn theo thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học viên theo CT GDTX cấp THCS và cấp THPT và Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT, Ban hành chương trình GDTX cấp THPT. Việc nghiên cứu, bám sát và thực hiện theo đúng các văn bản trên là yêu cầu bắt buộc đối với các giáo viên, đảm bảo tính chính xác và khoa học trong việc giảng dạy, kiểm tra đánh giá năng lực người học.
Đặc biệt năm học 2024 – 2025 là năm đầu tiên trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT áp dụng với chương trình sách mới. Với môn lịch sử các em thi theo dạng thức trắc nghiệm để đánh giá năng lực, cũng như mức độ tư duy:
Dạng thức trắc nghiệm với nhiều lựa chọn (A,B,C hoặc D): Thường tập trung vào một nội dung/1 biểu hiện năng lực của thí sinh và viết trên 1 nội dung cụ thể của chủ đề.
Dạng thức trắc nghiệm đúng /sai (Câu hỏi chùm – một câu có các ý A, B, C và D): có thể đánh giá nhiều nội dung kiến thức/nhiều biểu hiện năng lực của thí sinh; có thể viết trên một nội dung hoặc liên kết nội dung của 1 chủ đề hoặc nhiều chủ đề.
Dạng thức trắc nghiệm trả lời ngắn: Thường tập trung vào 01 nội dung/01 biểu hiện năng lực có thể đánh giá qua trả lời bằng con số/kí tự.
Đây là những nội dung mới mẻ không chỉ đối với người học mà mới với người dạy, tuy chỉ diễn ra trong 2 ngày, nhưng các thầy/cô đã nắm được về cơ bản những nội dung trên, đặc biệt là phương pháp tiếp cận nội dung ôn thi Tốt nghiệp cho các em khối 12 trong bối cảnh mà không có sự nhất quán trong một cuốn sách giáo khoa. Mỗi trường lựa chọn một đầu sách với cách tiếp cận kiến thức khác nhau, đây là khó khăn rất lớn đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực không ngừng để lựa chọn phương pháp và truyền tải kiến thức cho người học một cách khoa học nhất nhưng vẫn giữ được tính chính xác của Lịch sử.
Tham dự đợt tập huấn lần này, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc đã cử đồng chí Lê Thị Thanh Vân – Giảng dạy bộ môn lịch sử của trường tham dự lớp học. Trong những năm qua, bộ môn lịch sử được nhà trường quan tâm đầu tư về chất lượng, trung bình chung điểm tốt nghiệp năm 2024 môn lịch sử của trường là 6,3 điểm đã hỗ trợ tốt cho các em trong việc xét điểm tốt nghiệp của trường.
Có thể nói, trong 2 ngày làm việc tích cực, các thầy/cô ở các trường Cao đẳng nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên đã cùng nhau tìm hiểu và tiếp cận những nội dung mới trong chương trình SGK lớp 12 và nội dung thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử. Đây cũng là cơ hội để các thầy/cô cọ sát, chia xẻ và nắm được những sự thay đổi, cái mới tiến bộ trong SGK theo chương trình mới, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của người học theo chương trình Lịch sử.