Cao Đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

        Để tôn vinh những người lao động có tay nghề cao, lao động sáng tạo trong phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” của công nhân lao động tỉnh Thái Nguyên; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên và Quốc gia trong quá trình hội nhập.
        Tham dự chương trình năm 2023 là người lao động trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ căn nghèo sinh sống ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi.
        Nội dung Hội thi gồm 02 phần: Phần thi Lý thuyết và Phần thi thực hành.
        Đối với phần thi Lý thuyết: Thi theo hình thức làm bài thi trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi (câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi về nghề thí sinh đăng ký dự thi). Tổng điểm của phần thi Lý thuyết là 50 điểm; thời gian làm bài thi là 30 phút/thí sinh. Nội dung trọng tâm gồm:
        – Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm hiện hành; Các Thông tư, Nghị định liên quan đến Giáo dục nghề nghiệp, Việc làm.
        – Các chính sách (trung ương và của tỉnh Thái Nguyên) hỗ trợ người lao động tham gia học nghề, khởi nghiệp; hỗ trợ thông tin thị trưởng lao động và tìm kiếm việc làm.
        – Các kiến thức, kỹ năng của ngành, nghề thí sinh đăng ký dự thi.
        – Các ngành nghề được ưu tiên trong danh mục nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
        – Thông tin về các cơ sở GDNN trên địa bản tỉnh (chức năng, ngành nghề đào tạo, tìm hiểu thị trường lao động của tỉnh Thái Nguyên
        Phần thi Thực hành: Các thí sinh thi thực hành kỹ năng nghề trong thời gian tối đa 240 phút/thí sinh




        Tại phần khai mạc, Thầy và trò nhà trường đã đóng góp chương trình nghệ thuật chào mừng hội thi gồm 8 tiết mục: Múa mông: Sắc xuân; Độc tấu sáo: Tiếng rừng; Song ca: Tình ca mùa xuân; Tốp nữ: Sơn nữ dâng trà; Múa : Sắc trà; Đơn nam: Chiều quê hương; Song ca: Thái Nguyên tình em tình anh; Tốp nữ: Cô gái hái chè.
        Chương trình được lựa chọn từ các tiết mục chủ đề hướng tới hội thi, là những ca khúc, tác phẩm múa ca ngợi vẻ đẹp vùng đất Thái Nguyên với những đặc sản và phong cảnh đẹp được dàn dựng công phu cần thận. Các bạn tham gia chương trình lần này cũng là một phần được đánh giá về kết quả học tập và cũng là dịp để khoa Âm nhạc, khoa Múa kết hợp đối với chương trình môn học Thực tập nghề nghiệp của các em.
        Đây không chỉ là nhiệm vụ Ban giám hiệu giao cho ban biểu diễn mà còn là cơ hội để thầy và trò được trải nghiệm tại các sân khấu thực tế này. Tham gia biểu diễn lần này bạn Trọng Quốc – Sinh viên lớp Cao đẳng Âm nhạc K3 chia sẻ: “Thông qua chương trình chúng em được dịp thể hiện những kiến thức được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn, đồng thời cũng em cũng biết cách tổ chức một chương trình nghệ thuật nho nhỏ, sau này giúp ích cho công việc sau khi chúng em tốt nghiệp, từ khâu lên kế hoạch, lựa chọn tác phẩm, tập luyện và biểu diễn là một quá trình kết hợp, làm việc nhóm và nhiều kỹ năng khác”.
        Qua các nhiệm vụ được giao như vậy, các khán giả cũng biết đến thương hiệu của nhà trường nhiều hơn về chất lượng đào tạo, sự chuyên nghiệp trong biểu diễn và sức trẻ trong dàn diễn viên. Đây cũng là một phần rất thiết thực trong quá trình đào tạo tại Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc trong nhiều năm qua và trong những năm tiếp theo.

Trả lời