Cao Đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

          Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Nhạc cụ dân tộc xuất phát từ cuộc sống con người. Các nhạc cụ đầu tiên đều rất thô sơ và là những vật  gắn với cuộc sống bình thường như tre nứa, đàn đá, sừng trâu…. Đôi khi, ta có thể thấy sự tương đồng của các nhạc cụ dân tộc với các vật dụng hàng ngày. Bắt nguồn từ trong cuộc sống con người, nhạc cụ dân tộc ra đời như một công cụ giải trí, gắn liền với sự phát triển văn hóa nghệ thuật của các dân tộc các vùng miền. Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam có nhiều loại khác nhau như  Đàn Bầu, Sáo trúc, Đàn Tranh, Đàn Nguyệt…. Những nhạc cụ này có thể  dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu, hoà tấu… Các nhạc cụ còn được dùng trong lễ hội, trong sinh hoạt văn hóa của mỗi dân tộc.
          Nhằm hướng tới định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy, quảng bá và phát triển các loại Nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trong chương trình, có sự có mặt của cô Nguyễn Thị Lữ – Hiệu phó trường Tiểu học Cam giá, Cô Sầm Thị Ngọc Ánh – phó Trưởng khoa Âm nhạc Trường CĐ VHNT Việt Bắc, thầy Bùi Tiến Thành – Giảng viên Bộ môn Đàn Bầu cùng toàn thể các thầy cô và hơn 600 em học sinh trường Tiểu học Cam Giá tỉnh Thái Nguyên. Chương trình còn có sự đóng góp các tiết mục của học sinh – sinh viên các môn Nhạc cụ truyền thống tại Trường CĐ VHNT Việt Bắc.


          Trong chương trình, các bạn nhỏ được các thầy cô giới thiệu từng loại nhạc cụ, ý nghĩa, cách sử dụng của các loại nhạc cụ này. Các em được thưởng thức, xem và nghe các tiết mục do các anh chị HSSV trường VHNT Việt Bắc biểu diễn như song tấu Sáo “Chiếc khăn Piêu”, hòa tấu “Đoản xuân ca”…Ngoài ra, các thầy cô tổ chức kết hợp giao lưu giữa hai trường khi cho các bạn nhỏ hát cùng các nhạc cụ truyền thống. Đóng góp cho chương là các tiết mục đồng diễn tập thể toàn trường do các bạn nhỏ thể hiện.
          Chương trình ngoại khóa khóa “Giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc” rất ý nghĩa đã diễn ra thành công tốt đẹp và được sự đánh giá cao, hào hứng tham gia của các thầy cô cùng các em học sinh Trường Tiểu học Cam giá.
          Nền âm nhạc truyền thống hiện nay đang gặp nhiều khó khăn khi chịu sự tác động của xã hội hiện đại, vì vậy, việc đầu tư, quảng bá nhạc cụ truyền thống cho các thế hệ sau thực sự rất cần thiết trong đời sống hiện nay.

Trả lời