“Giáo dục mở” theo hướng 4.0 -Có giúp Việt Nam thoát vòng “ tụt hậu”?

Thứ sáu - 07/06/2019 00:15
“Giáo dục mở” theo hướng 4.0 -Có giúp Việt Nam thoát vòng “ tụt hậu”?
“Giáo dục mở” theo hướng 4.0 -Có giúp Việt Nam thoát vòng “ tụt hậu”?

Chưa bao giờ, đứng trước cuộc CMCN 4.0 cùng với sự phát triển nhanh chóng của của công nghệ, nhu cầu tìm hiểu học tập của người dân và các lứa tuổi học sinh, sinh viên qua các phương tiện internet trực tuyến, online...  lại trở nên cấp thiết như hiện nay...


               

Thực tế, phương thức đào tạo linh hoạt này được cộng đồng đón nhận như một sự tất yếu trong tiến trình hội nhập giáo dục, hội nhập để góp sức mình cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Ngày 4/ 6, tại Trường Đại học mở Hà Nội,  hội thảo khoa học “ Trường Đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người lớn” được tổ chức, với nhiều tham luận của các vị đại biểu về vấn đề này.

Tới dự hội thảo có GS.TS Nguyễn Thị Doan - Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Chủ tịch Hiệp hội dạy nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam;  T.S Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục& Đào tạo; GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam, cùng nhiều đại biểu đén từ các Trường Đại học.  

Thực tế từ mô hình đào tạo linh hoạt

Một trong những trường Đại học đi “tiên phong” trong lĩnh vực này là Trường Đại học mở Hà Nội. Với vai trò hiện thực hóa triết lý giáo dục mở tại Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, nhà trường đang cùng toàn xã hội tạo lập môi trường chia sẻ và nội dung kho tài nguyên giáo dục mở, từng bước xây dựng xã hội, học tập suốt đời tại Việt Nam.

Điển hình như mô hình đào tạo từ xa của Trường Đại học mở, người học được tiếp cận kiến thức, ngành học theo nhu cầu của cá nhân. Ai muốn học ngành học nào, môn học nào trong chương trình đào tạo của Nhà trường cũng được đáp ứng, miễn là đạt được điều kiện tiên quyết để vào học.

Người học được hỗ trợ hiệu quả bởi bộ phận cố vấn học tập, được cung cấp miễn phí hệ thống học liệu điện tử tương tác, xây dựng theo hướng mở với sự đóng góp trí tuệ của hơn 1000 giáo sư, giảng viên đến từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu lớn trong cả nước.

Theo số liệu năm 2019, có gần 15 nghìn sinh viên đang theo học hệ đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Mở Hà Nội. TS Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở cho biết: “Với 25 năm kinh nghiệm tiên phong trong giáo dục mở và xây dựng tài nguyên giáo dục mở, hiện nay và trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục chủ động nghiên cứu phát triển và có năng lực xây dựng nội dung, cung cấp hạ tầng đào tạo trực tuyến đến mọi người dân, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên, công nghệ với các cơ sở đào tạo trên toàn quốc”.

 

Đẩy lùi “tụt hậu”... Gấp

GS.TS Nguyễn Thị Doan - Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam. 


Tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng: “Trong cuộc cách mạng tri thức này là tư liệu sản xuất chủ yếu nền kinh tế, không tách khỏi người lao động. Đây là cuộc cách mạng năng suất mới nhờ vào sự bùng nổ của công nghệ thông tin, ở đó vạn vật kết nối, con người, máy móc và sản phẩm tự kết nối thông qua hệ thống Internet, trí tuệ nhân tạo, trí tuệ nhân tạo.

Nó làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, cách tổ chức sản xuất. Qua quá trình sử dụng tri thức không bị hao mòn và khai thác càng được bồi đắp, càng giàu lên nhất là khi tri thức được quan tâm bồi đắp, càng giàu lên nhất là khi tri thức được quan tâm bồi đắp, được tự do phát triển, được động viên, khuyến khích để tăng sức sáng tạo. Đây là tài sản không phải chỉ của từng người mà là vốn quý, tài sản vô giá của mỗi quốc gia...

Do đó, mỗi quốc gia phải có giải pháp để có kế hoạch quản lý tri thức để tri thức thực sự trở thành lực lượng sản xuất quan trọng nhất...

Một quốc gia muốn phát triển và tăng trưởng bền vững thì nhất thiết phải có 2 yếu tố: Một hệ thống Đại học hoàn chỉnh, đẳng cấp quốc tế và một lực lượng lao động chất lượng tốt mà lực lượng lao động này chủ yếu lại do chính các trường Đại học cung cấp. Có thể nói, là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia”.

Một ví dụ cụ thể về năng suất lao động của Việt Nam so với Singapore đa thấy sự “tụt hậu” trông thấy: Năm 2017, năng suất lao động của 15 người Việt Nam bằng năng suất lao động của một người Singapore, đến năm 2018 con số này nâng lên 23/1. Rõ ràng, năng suất lao động của Việt Nam đang ở nhóm thấp và đang đứng trước nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua phát triển kinh tế. Nguy cơ tụt hậu vẫn đang là sự đe dọa, bởi những cách thức, phương thức không bắt kịp và rất khác xa so với các nước phát triển.

“Học để sống, không phải học vì bằng cấp”

Bà Nguyễn Thị Hằng (bên trái) - Nguyên Bộ trưởng, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Chủ tịch Hiệp hội dạy nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam. 


Dưới góc độ giáo dục nghề nghiệp, Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội dạy nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam nhấn mạnh: “Nghị quyết 29 hướng đến đào tạo học tập mở linh hoạt, học mọi lúc, mọi nơi... Học để kiếm sống chứ không phải học để lấy bằng... Nếu như để từng trường, từng nơi nhỏ lẻ, ai thích thì học, ai không thích thì thôi... điều đó rất khó.  Vấn đề ở đây cần chủ trương và giải pháp, cần có văn bản trình Thủ tướng hoặc là đề án Bộ Giáo dục và Hội khuyến học trình Chính phủ, đó là các vấn đề chính sách, thể chế và thậm chí thể chế hành nghề đúng luật.. Phải được đầu tư nhân lực, tài lực...”.

Kết thúc Hội thảo, những đề xuất giải pháp được đề cập tới là: Đảng và Chính phủ cần có kế hoạch quản lý tri thức tốt, cần tuyên truyền mạnh để chuyển biến nhận thức của xã hội. Các Trường Đại học tạo ra tri thức theo hướng giáo dục mở để người học có thể nạp tri thức ở bất cứ đâu, thời gian nào; Cần đầu tư mạnh hơn cho giáo dục, đào tạo, sớm khắc phục đầu tư dàn trải.

Việc phát triển toàn diện con người phải được xác định là mối quan tâm hàng đầu mà nhiều quốc gia chú trọng. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ hàng đầu, là nhân tố quan trọng để phát triển đất nước. Tiến hành đào tạo lại đội ngũ một cách căn bản, nghiên cứu lại cách tập huấn nâng cao ở một số trường nghề như hiện nay...

Mấu chốt là cần nghiên cứu sớm triển khai mô hình Đại học 4.0 trên cả ba lĩnh vực: Dạy học, nghiên cứu và quản lý.

 

 

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vietbacact.edu.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi