Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường; Thực hiện kế hoạch đào tạo của khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch năm học 2021 – 2022 về công tác đào tạo, trải nghiệm thực tiễn của các môn học trong chuyên ngành đào tạo của các lớp Cao đẳng Quản Lý Văn Hoá K15, Lớp Cao đẳng Quản Lý Văn Hoá K16, Lớp Trung cấp Văn hóa văn nghệ quần chúng K30 và Trung cấp Hướng dẫn viên du lịch K4 trong các môn học: Quản lý các thiết chế văn hoá, Quản lý di sản văn hóa và Thực hành nghề.
Ngày 26/4/2022, Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch đã tổ chức chuyến đi thực tế cho các em học sinh, sinh viên một ngày trải nghiệm tại Bảo tàng không gian văn hóa trà Tân Cương và Di tích Chùa cổ - Hồ Núi Cốc, TP. Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung và giảng viên Nguyễn Thị Thúy Hằng.
.
Bảo Tàng không gian văn hóa trà Tân Cương là thiết chế Văn hóa tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên bao gồm 3 bộ phận: nhà trưng bày, khu vực sân khấu biểu diễn và không gian ấm trà tri kỉ. Đây là nơi diễn ra các lễ hội lớn về chủ đề văn hóa trà với các hoạt động gắn liền với văn hóa truyền thống của địa phương: nghệ thuật pha trà, thưởng trà, trình diễn hát Then, dân ca,… Tới đây, các em học sinh sinh viên được tham quan những hiện vật, tài liệu và những đồi chè xanh, mô hình hợp tác xã điển hình, được biết đến những giá trị lịch sử, sự phát triển, nét văn hóa của chè và đồng thời cũng cảm nhận được sự vất vả, chịu thương chịu khó của người dân vùng chè.
.
Cũng trong lịch trình thực tế này, đoàn thăm quan tại danh lam thắng cảnh Hồ Núi Cốc - nơi gắn liền với khu du lịch sinh thái huyền thoại Chàng Cốc và nàng Công nổi tiếng, tại đây có nhiều hoạt động dịch vụ trải nghiệm rất ý nghĩa: du lịch sinh thái bằng tàu, thăm quan đảo hoa, đảo chùa,… Các em được đến thăm quan và học tập về cách thức quản lý di tích tại di tích Chùa Cổ, đây là ngôi chùa có niêm đại xưa nhất của khu sinh thái, là minh chứng về kiến trúc cổ. Bước lên 108 bậc thang giữa hai hàng cây hoa đại cổ thụ, các em được lên tới ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi, bên trong có nhiều hiện vật được trưng bày và bảo quản bởi ông cụ “chấp tác” trông nom ngôi chùa. Sau một thời gian xuống cấp và sự di chuyển hệ thống tượng sang di tích khác thì nay chùa đã được xây dựng thêm đầy đủ các ban và hệ thống tượng để du khách thắp hương và chiêm bái. Từ thực tế các em học sinh, sinh viên có thêm kiến thức trong công tác quản lý các thiết chế văn hóa và quản lý di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
.
Trong không khí học tập và trải nghiệm sôi nổi, các em được giao lưu, biểu diễn các tiết mục đàn hát Then như: Đường về bản em, tiếng tính quê hương,… giúp các em có thêm kinh nghiệm hoạt động, tổ chức văn hóa, văn nghệ và hướng dẫn Tour du lịch. Ngoài ra đến với hồ Núi Cốc các em còn được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên các đảo nhỏ vô cùng phong phú, là một địa chỉ du lịch hấp dẫn để tham quan và trải nghiệm.
Đây là cơ hội để các Học sinh, sinh viên của 4 lớp được trải nghiệm thực tế, hiểu rõ hơn về các mô hình Quản lý các thiết chế văn hoá và cách thức tổ chức hoạt động văn hoá nghiệp vụ; Phương pháp điều hành và thiết kế Tour trong lữ hành du lịch. Chuyến đi kết thúc sau bữa ăn trưa ngon miệng với các món ăn truyền thống và đặc trưng từ lòng hồ sinh thái Hồ Núi Cốc và chương trình giao lưu văn nghệ đặc sắc, ý nghĩa: sáo Mông, đàn Ghita, hát Then, múa, nhảy của các bạn học sinh, sinh viên trong đoàn thăm quan.
Qua chuyến đi lần này, cô và trò được trải nghiệm, giao lưu, học hỏi, được nghe chia sẻ rất nhiều điều. Mỗi một địa điểm các em được tham quan, được trau dồi những kiến thức chuyên ngành từ lý thuyết tới thực tiễn vô cùng quý báu. Sau những chuyến đi thực tế các em càng thêm đoàn kết và sẽ cùng nhau cố gắng hơn nữa trong học tập, là kỉ niệm khó quên trong toàn khóa học. Chuyến đi vô cùng ý nghĩa, thực tế và hiệu quả với các chuyên ngành đào tạo!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn