TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC

https://vietbacact.edu.vn


Các dấu hiệu máy tính đã bị tấn công

Các dấu hiệu máy tính đã bị tấn công

Các dấu hiệu máy tính đã bị tấn công

Trong thực tế, mọi thiết bị đều có nguy cơ bị tấn công với nhiều các thức phức tạp khó nhận biết. Những phần mềm diệt virus thực tế không giúp người sử dụng chắc chắn được an toàn tuyệt đối. Những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn biết được hệ thống máy tính của bạn có đang bị tấn công hay không:

Chế độ diệt virus bị tắt: Người dùng luôn bật chế độ diệt virus nhưng phát hiện nó đã tắt. Điều đó cho thấy tin tặc đã tấn công thiết bị và tắt chế độ này đi để dễ tiếp cận dữ liệu bên trong.

 

.

 

Mật khẩu không trùng khớp: Mặc dù vẫn giữ nguyên mật khẩu nhưng người dùng không thể đăng nhập vào tài khoản của mình. Có khả năng tin tặc đã tấn công và thay mật khẩu mới, ăn cắp tài khoản của người dùng.

Bạn trên mạng xã hội tăng đột ngột: Số bạn trong tài khoản mạng xã hội của người dùng đột nhiên tăng lên. Mặc dù ta không quen những người đó và chưa từng kết bạn với họ. Nguyên nhân do tin tặc đã xâm nhập vào tài khoản và dùng nó cho các mục đích xấu.

Xuất hiện thanh công cụ lạ: Dashboard là thanh công cụ cho phép người dùng lưu những trang web mình thường truy cập. Tuy nhiên, khi trên dashboard xuất hiện những biểu tượng lạ, có thể một đoạn mã độc hại đã xâm nhập vào máy tính.

Con trỏ chuột tự di chuyển: Người dùng không sử dụng chuột nhưng con trỏ tự di chuyển và thao tác trên máy. Có khả năng máy đã bị tin tặc tấn công, chúng đang điều khiển con trỏ chuột từ xa.

Máy in không hoạt động bình thường: Ngoài máy tính, tin tặc tấn công cả máy in. Khi ta muốn in tài liệu, tin tặc đã khống chế máy. Chúng làm cho máy báo lỗi hoặc in những tài liệu không cần thiết.

Trang web lạ tự động mở: Khi người dùng đang sử dụng máy, nhiều trang web tự động bật lên, mặc dù họ không hề mở. Hoặc người dùng tìm kiếm thông tin trên Google nhưng lại dẫn những trang không liên quan. Đây là dấu hiệu cho thấy tin tặc đã tấn công thiết bị.

Tài liệu bị xóa đi: Tài liệu trong máy tính tự động biến mất, mặc dù người dùng không hề xóa. Nguyên nhân có thể do tin tặc xâm nhập vào thiết bị và đánh cắp những tài liệu đó.

Thông tin cá nhân bị tung lên mạng: Để kiểm tra, người dùng có thể vào Google tìm thông tin cá nhân mà mình không đưa lên mạng. Nếu xuất hiện kết quả, đồng nghĩa với việc tin tặc đã ăn cắp dữ liệu đó và lan truyền trên Internet.

Cảnh báo diệt virus giả: Người dùng nhận cảnh báo virus từ một phần mềm không được cài đặt. Hoặc giao diện của thông báo diệt virus khác so với bình thường. Điều này cho thấy máy đã bị tấn công hay virus xâm nhập.

Máy tính hoạt động chậm: Mặc dù trước đó hoạt động bình thường, nhưng đột nhiên máy tính tốn nhiều thời gian để hoàn thành một thao tác. Kết nối Internet của thiết bị chậm đi đáng kể. Điều này cho thấy tin tặc đã xâm nhập vào máy tính.

Webcam có dấu hiệu lạ: Đèn tín hiệu của webcam tự động chớp sáng, mặc dù người dùng không sử dụng nó. Khởi động lại máy để khắc phục vấn đề. Nếu sau 10 phút đèn vẫn tiếp tục chớp, đồng nghĩa việc tin tặc đã tấn công thiết bị.

Xuất hiện liên tục các pop-up: Những triệu chứng phổ biến cho dấu hiệu này là bạn thực sự rất phiền phức với nhiều cửa sổ với nhiều nội dung từ quảng cáo, chứa banner khiêu dâm cho đến yêu cầu tải phần mềm miễn phí giả mạo… xuất hiện trên màn hình. Thông thường, số lượng pop-up xuất hiện không cố định mà rất ngẫu nhiên, số lần cũng vậy. Có khi hơn 30 phút, bạn không thấy pop-up nào, nhưng cũng có khi chỉ trong 1 phút bạn nhận được cả chục pop-up.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây