TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC

https://vietbacact.edu.vn


Lớp biên đạo múa K36 thi kết thúc học phần – Kết cấu múa dân gian dân tộc

Lớp biên đạo múa K36 thi kết thúc học phần – Kết cấu múa dân gian dân tộc

Lớp biên đạo múa K36 thi kết thúc học phần – Kết cấu múa dân gian dân tộc

Sáng ngày 18/3/2019, tại hội trường nhà D – Trường CĐVHNT Việt Bắc đã diễn ra buổi thi kết thúc học phần trả bài môn “ Kết cấu múa dân gian dân tộc” của lớp Đại học Biên đạo Múa K36 dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Phùng Quang Minh.


 


Tới dự buổi thi buổi thi kết thúc học phần có NGƯT- Ths.Đỗ Quang Đại – Bí thư đảng ủy - Hiệu trưởng nhà trường, ThS. Vương Văn Chung – Phó hiệu trưởng nhà trường, ThS. Bùi Quốc Chiều – Phó hiệu trưởng nhà trường; đại diện các phòng chức năng, khoa múa, tập thể lớp Biên đạo múa K36 có mặt đầy đủ.

Trường CĐ VHNT Việt Bắc đã liên kết với trường Đại học Sân khấu điện ảnh mở lớp Biên đạo múa K36 (khóa học 2016 – 2020) với tổng số 12 học viên đến từ các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh khu vực Đông Bắc. Trải qua 3 học kỳ, các môn học đã được các giảng viên 2 trường lên lớp hướng dẫn đầy đủ, nghiêm túc và có được những kết quả tốt. Môn “ Kết cấu múa dân gian dân tộc”  học phần 6 năm thứ 3 dưới sự hướng dẫn của giảng viên Phùng Quang Minh, với tổng 60 tiết. Mục đích học phần dàn dựng từ những động tác về dân gian dân tộc, lắp ghép và biên đạo cùng với âm nhạc về dân gian dân tộc, tạo thành tác phẩm có ý và kết cấu.

Phần thi trả bài của lớp Đại học biên đạo múa K36 với tổng 5 tiết mục, ngoài các học viên còn có sự hỗ trợ tham gia biểu diễn của các em HSSV trường CĐVHNT Việt Bắc. Mỗi tiết mục mang một màu sắc, chất liệu của từng vùng miền dân tộc khác nhau, mang đến những tác phẩm hoàn chỉnh, có nội dung kết cấu phù hợp của môn học.



Sáng tác múa dân gian dân tộc là một việc làm tự lập không dễ dàng, người biên đạo phải nắm bắt được động tác, ngôn ngữ múa dân gian, dân tộc một cách chi tiết, tinh tế để tạo ra ngôn ngữ cho tác phẩm chưa kể cần phải có các yếu tố quan trọng của những môn nghệ thuật không thể thiếu được đó là âm nhạc, mỹ thuật. Biên đạo múa, cũng như các nhà sáng tạo nghệ thuật khác, muốn tạo nên những tác phẩm tốt đẹp về múa dân tộc, có đầy đủ các chức năng giáo dục, nhận thức và thẩm mỹ phải thực sự hiểu và có tình yêu dân tộc, hiểu biết về các giá trị văn hóa, giá trị địa lý và yếu lĩnh động tác múa cơ bản dân gian, dân tộc, từ đó có tư duy cho ngôn ngữ múa của mình trong tác phẩm, tránh sự giả dối, đua đòi trong sáng tác.

Đây là sự kết hợp đào tạo của nhà trường lên những trình độ cao hơn tại trường, đặc biệt là với bộ môn múa. Tạo điều kiện cho học sinh trình độ trung cấp tham khảo, đồng thời là môi trường thuận lợi để các bạn học tiếp lên đại học tại trường. Nâng cao kĩ năng chuyên môn và trình độ nghề để ứng dụng vào thực tế chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn lực cho xã hội hiện nay.

 Một số hình ảnh:




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây