TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC

https://vietbacact.edu.vn


Gắn giáo dục lý thuyết và thực tế của các học phần ở khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch

Gắn giáo dục lý thuyết và thực tế của các học phần ở khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch

Gắn giáo dục lý thuyết và thực tế của các học phần ở khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch

Ngày 19/3/2021, Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch tổ chức cho các lớp Cao đẳng Quản lý văn hóa K14, K15, Trung cấp Văn hóa, Văn nghệ quần chúng K29 đi học tập thực tế tại các di tích lịch sử và làng nghề tại Bắc Ninh và Hà Nội.

 

.

 

Thầy và trò học tập và tìm hiểu tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh)

 

Thực hiện kế hoạch đào tạo của Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch năm học 2020 – 2021, với mục đích nhằm cho học sinh, sinh viên được thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiệm thực tế, Khoa đã tổ chức cho 3 lớp: CĐ QLVH K14, 15 và TC VHQC K29 đi học tập tại Chùa Phật Tích (Bắc Ninh), Đền Đô (Bắc Ninh) và Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội). Giáo dục người học trong Nhà trường hiện nay với mục tiêu gắn lý thuyết với thực tế, thực hành là một trong những nội dung quan trọng không chỉ khoa mà Nhà trường ưu tiên hàng đầu. Bằng những hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện của từng chuyên ngành cụ thể cũng như tình hình thực tế, Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch đã tổ chức cho các em học sinh, sinh viên được học tập, tham quan thực tế tại các địa danh, di tích lịch sử, các điểm du lịch.

Thông qua buổi tham quan thực tế, các em học sinh, sinh viên có cơ hội tìm hiểu, mở mang kiến thức lịch sử của mình. Bên cạnh đó còn là dịp để các em học sinh phát triển kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, biết chia sẻ... Nhiều em trong 3 lớp thì đây là lần đầu tiên được đi xa khỏi gia đình và nhà trường nên các em rất hứng thú. SV Nguyễn Khiêm – CĐ QLVH K14 tâm sự: em đã được các thầy cô giảng dạy, đọc trên mạng rất nhiều về các điểm di tích lịch sử cũng như các làng nghề truyền thống, đây là chuyến đi có nhiều ý nghĩa với em, em được tận mắt thấy được các di tích và làng nghề ấy, được trải nghiệm là một cơ hội cho em bổ sung kiến thức và làm giàu thêm vốn kiến thức của em”.

Giảng viên Trần Trung Hiếu – Trưởng khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch cho rằng: “Việc tổ chức các chuyến trải nghiệm thực tế như trên là một hình thức giáo dục hiệu quả, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo hiệu ứng tốt cho học sinh, sinh viên chủ động tìm hiểu văn hóa của địa phương để từ đó biết trân trọng những giá trị truyền thống, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả, bổ sung kiến thức chuyên môn cho các em sau khi tốt nghiệp ra trường, mang kiến thức được học, được trải nghiệm vận dụng linh hoạt vào công việc của các em sau khi ra trường”.

 

.

 

Sinh viên Văn Mùa – CĐ QLVH K14 giao lưu với các liền anh liền chị tại Đền Đô (Bắc Ninh)

 

Việc đa dạng hóa các hình thức giảng dạy hiện nay đang được các giảng viên không chỉ khoa nghiệp vụ, văn hóa và du lịch mà khoa âm nhạc, múa, mỹ thuật đều có sự thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế từng chuyên ngành và từng học phần cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và khẳng định thương hiệu của nhà trường.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây