TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC

https://vietbacact.edu.vn


Hội nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức Hội thảo tại Đà Nẵng

Hội nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức Hội thảo tại Đà Nẵng

Hội nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức Hội thảo tại Đà Nẵng

Từ ngày 19-21/7/2020 tại thành phố Đà Nẵng, Hội nghệ sĩ Múa Việt nam đã tổ chức hội thảo “Thành tựu nghệ thuật múa Việt Nam sau Ngày thống nhất đất nước (1975-2020) và tác động của đại dịch Covid-19”. Về tham gia hội thảo có gần 80 đại biểu là các nhà lý luận phê bình, các nhà biên đạo, các giảng viên , các lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật và các chi hội trưởng chi hội múa thộc các tỉnh trong cả nước.

 

 

 

Nếu như chiến tranh, nghệ thuật múa đã xuất sắc thực hiện thiên chức của mình, với nhiều tác phẩm bám sát hiện thực, mang tính thời sự, kịp thời phản ánh trực diện cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Nền nghệ thuật múa Việt Nam hôm nay được bắt nguồn và kế thừa từ nền nghệ thuật múa dân tộc truyền thống. Trên cái nền cội nguồn đó, mỗi thế hệ đã góp phần sáng tạo của mình để gìn giữ và làm giầu hơn bản sắc tâm hồn dân tộc bằng cách phát huy những giá trị vốn có, bên cạnh đó cần phải sáng tạo những yếu tố mới, sắc thái mới trên cơ sở tiếp nhận và cải biên các giá trị của sự lan toả văn hoá nội vi và ngoại lai để phát triển nền nghệ thuật múa nước nhà cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của dân tộc mình. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần tháo gỡ nhằm phát triển và đưa nghệ thuật múa đến đỉnh cao. Muốn như vậy thì công tác nghiên cứu sưu tầm các di sản múa và công tác đào tạo đội ngũ biểu diễn múa là hết sức được chú trọng trong thời gian tới.

Hội thảo đã thu hút được gần 80 đại biểu, với 56 tham luận tập trung về sự phát triển của nghệ thuật múa sau 45 năm ngày giải phóng. Phát biểu tại hội thảo, Nhà lý luận, nghiên cứu Thái Phiên nhận định: “Đội ngũ lý luận phê bình múa đang thực sự bị thui chột, các trường múa Việt Nam, trường nghệ thuật quân đội, các trường đào tạo về ngành múa ở Việt Nam hiện nay không có bộ phận hoặc ban nghiên cứu chuyên về lý luận múa...” đó là nỗi lo của mảng lý luận múa sau này.

Đại diện trường CĐ VHNT Việt Bắc, ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai – Phó Trưởng khoa Múa có tham luận “Đôi điều về công tác đào tạo diễn viên biểu diễn múa dân tộc” với trăn trở về những khó khăn trong quá trình đào tạo múa dân gian dân tộc tại trường CĐ VHNT Việt Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt là dạy múa tại trường với đối tượng học tập hầu hết là con em dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, việc tiếp cận với nghệ thuật múa, dạy – học là một quá trình đầy gian nan và vất vả, tuy nhiên thầy và trò nhà trường khắc phục khó khăn, hàng năm tiếp tục tuyển sinh và đào tạo, cung cấp lực lượng múa chuyên nghiệp cho các đoàn nghệ thuật, trung tâm văn hóa… của khu vực cũng như cả nước biết đến với ngôi trường đào tạo hết sức bài bản, nghiêm túc và chất lượng.

Xây dựng và phát triển nền nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam bằng tâm huyết của nhiều thế hệ nghệ sĩ nối tiếp nhau trong đó có sự góp sức của thầy và trò Trường CĐ VHNT Việt Bắc đã tạo nên bề dày thành tựu bằng những tác phẩm múa có giá trị cao đáp ứng nhu cầu của đất nước trong từng giai đoạn. Những gì mà khoa Múa – Trường CĐ VHNT Việt Bắc góp phần nhỏ bé xây dựng phát triển ngành múa Việt Nam đạt được hôm nay, có thể suy nghĩ rằng: Nghệ thuật múa Việt Nam đã và sẽ có những bước tiến dài hoà mình vào bước tiến của dân tộc, của thời đại.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây