TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC

https://vietbacact.edu.vn


Bản sắc dân tộc trong nghệ thuật Múa và những thách thức của đời sống hiện đại

Bản sắc dân tộc trong nghệ thuật Múa và những thách thức của đời sống hiện đại

Bản sắc dân tộc trong nghệ thuật Múa và những thách thức của đời sống hiện đại

Tiếp thu tinh hoa thế giới để làm các điệu múa dân gian dân tộc gần gũi với đời sống hiện đại rất cần sự khai phá và có chọn lọc của những nhà nghiên cứu, biên đạo và các nghệ sĩ biểu diễn.

Như chúng ta đã biết, nghệ thuật nào cũng cần gốc rễ, múa chuyên nghiệp trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy những điểm sáng, dấu ấn thành công đều có nguồn cội từ múa dân gian dân tộc, múa dân gian là cái gốc, làm hạt giống để gieo trồng nên những tác phẩm nghệ thuật, là hướng đi chủ đạo để phát triển nghệ thuật múa Việt Nam. Những năm gần đây tại các sân khấu, hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, múa dân gian đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nghệ thuật múa. Múa dân gian dân tộc hiện nay không còn đơn thuần chỉ là những yếu tố mảnh trò dân gian nhỏ mà múa dân gian dân được giao lưu, tiếp biến, tự thân phát triển phù hợp với thẩm mỹ đương đại, phản ánh được các nội dung mới mẻ của thời đại, múa dân gian tiếp thu tinh hoa của múa đương đại nước ngoài để làm giàu cho múa đương đại Việt Nam và ngược lại… múa dân gian dân tộc là hồn cốt của dân tộc, là bản sắc dân tộc.

 

.

 

Xuất phát từ tình yêu và trách nhiệm nghề nghiệp, trước bối cảnh toàn cầu hóa nghệ thuật múa, đặc diệt là múa hiện đại, phát triển vô cùng mạnh mẽ, nếu chúng ta không kịp thời gìn giữ và tôn vinh múa dân gian của các dân tộc thiểu số vùng miền thì nó sẽ rất rễ bị mai một đi.Những giá trị của múa dân gian dân tộc được gìn giữ bởi đồng bào các dân tộc thiểu số coi nó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các nghi lễ và trong cộng đồng của dân tộc mình. Trong nhiều năm qua đông bào các dân tộc nước ta vô cùng biết ơn Đảng Chính phủ có chủ trương lớn về vấn đề bảo tồn bản sắc dân tộc, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII khơi lại cội nguồn gìn giữ và phát huy nghệ thuật múa dân tộc thời kỳ công nghiệp hiện đại hóa đất nước.

Trong một thế giới phẳng như hiện nay, các nền văn hóa trên thế giới dễ dàng tràn vào trong nước bằng nhiều con đường và nhiều hình thức, chưa cần nói đến sự thay đổi về thị hiếu thưởng thức các loại hình văn hóa dưới sự tác động của toàn cầu hóa thì việc bảo tồn các giá trị nghệ thuật múa truyền thống là rất khó khăn cho những nhà nghiên cứu, biên đạo trong quá trình đi tìm bản sắc nghệ thuật múa dân tộc, nói đến bản sắc dân tộc là nói đến những điệu múa của những tộc người hiện nay trên đất nước ta, kết tinh từ nền văn hóa truyền thống lâu đời mà những giá trị nghệ thuật vẫn còn nguyên vẹn. Một thành tố văn hóa đó là nghệ thuật múa dân gian dân tộc. Múa dân gian dân tộc hôm nay là niềm trăn trở khôn nguôi của người trong cuộc, nhất là những người có tâm huyết. Múa dân tộc không chỉ còn là của riêng một dân tộc, riêng một vùng miền, một khu vực mà múa dân tộc còn là của cả quốc gia, mỗi chúng ta, những người làm nghề bao giờ cũng nghĩ đến ý nghĩa của những điệu múa dân gian dân tộc và làm thế nào để không mất đi một, di sản nghệ thuật mà cha ông ta đã gìn giữ bấy lâu nay. Vì thế yếu tố yêu nghề, say nghề sẽ luôn tồn tại với nghề. Chúng ta nên đồng ý: “bảo tồn để phát triển chứ không chỉ để tồn tại”. Những trăn trở không chỉ của riêng ai trong mỗi chúng ta mà là của cả toàn ngành múa, ngày đêm luôn đau đáu  và hướng về nghệ thuật ấy, tất cả đều mong muốn và hy vọng nghệ thuật múa Việt Nam không bị đẩy lùi về phía sau như các loại hình nghệ thuật khác.

Với cương vị là một hội viên tuy chưa đóng góp được nhiều thành quả vào sự thành công của nghệ thuật múa Việt Nam, trong những năm qua, sau một chặng đường không dài nhưng đủ để nghĩ về các điệu múa dân tộc bởi các điệu múa dân gian dân tộc là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng vậy mà  đang ngày càng mai một và dần mất đi ví áp lực của cuộc sống. Để góp phần vào những thành tựu chung của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam trong giai đoạn tới, trong hội thảo hôm nay tôi  mạnh dạn đưa ra một số vấn đề sau nhằm góp phần vào sự gìn giữ bản sắc dân tộc và phát triển các điệu múa dân gian dân tộc trong nghệ thuật múa Việt Nam.

- Trước hết: Hội nghệ sỹ múa cần xây dựng chiến lược lớn để đặt nền móng vững chắc cho nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong giai đoạn tới mà nền móng đó chính là đội ngũ cán bộ kế cận nghệ thuật múa trong mọi lĩnh vực như: Lý luận, sáng tác và đào tạo, đặc biệt về lĩnh vực lý luận phê bình bởi lẽ có nhiều ý kiến cho rằng lĩnh vực lý luận và phê bình hiện nay còn yếu. Mỗi một lĩnh vực là những hành động mang tính cụ thể, được thể hiện bằng những bàn tay, khối óc con người… giống như việc các cô gái Dao đỏ thêu thùa, không có mẫu , không có bản gốc chỉ dựa vào sợi chỉ ngang dọc, xuất phát từ ý niệm, nội tâm của mình để thêu, một chiếc kim cùn với sợi chỉ đã thêu thành những bộ váy áo truyền thống nhiều màu sắc…đ ó là tâm huyết hay việc làm lễ độ giới “nghi lễ thành người cho con trai” của người Dao Bàn

- Phát huy sức mạnh của múa dân gian dân tộc để múa dân gian dân tộc thực có vị trí trên sân khấu chuyên nghiệp bằng cách đưa ngôn ngữ múa dân tộc vào trong các tác phẩm và trong kịch múa nhiều hơn, múa dân tộc phải được coi như chiếc đinh trong nghệ thuật múa Việt Nam cũng như trong các chương trình biểu diễn. Đồng ý với xu hướng biến đổi múa dân tộc là phát triển ngôn ngữ, kỹ thuật múa múa dân gian dân tộc trong tác phẩm múa nhưng không thể làm biến đổi bản sắc.

 

.

 

- Các giá trị  bản sắc văn hóa Việt Nam, cốt cách, tâm hồn dân tộc, những gía trị chân – thiện – mĩ được cộng hưởng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. yếu tố văn hóa dân tộc phải được giữ nguyên vẹn trong hơi thở của thời đại và diện mạo của nghệ thuật múa cũng vậy. Do đó nghệ thuật múa dân gian dân tộc hiện nay rất cần được chăm lo đến nơi đến chốn bằng tình yêu của mỗi cá nhân, mỗi nghệ sỹ, việc chăm lo phải được phổ biến thường xuyên và rộng rãi.

- Hàng năm Hội Trung ương có thể cử các cán bộ quản lý về địa phương tham gia vào công tác chỉ đạo các chi hội thực hiện tốt hoạt động chuyên môn trong năm công việc cụ thể là: nghiên cứu sưu tầm, sáng tác đào tạo và biểu diễn v v…ngoài ra nắm bắt những vấn đề tích cực và hạn chế trong mọi lĩnh vực chuyên môn chuyên ngành của từng chi hội  đanghoạt động ở các địa phương.

- Một vấn đề nữa, hiện nay nhiều lễ hội, nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được phục dựng,nhiều điệu múa dân tộc chưa được khai thác triệt để, các giáo trình giảng dạy múa dân gian dân tộc chưa được bổ sung thêm hệ thống động tác múa mới. Trong khi đó tại các đợt hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc vừa qua, đã xuất hiện rất nhiều tác phẩm của một số dân tộc như: La chí, Pu péo, Hà nhì, Phù lá…các động tác múa của những dân tộc này chưa có trong hệ thống giáo trình đào tạo múa dân gian các dân tộc Việt Nam của các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trên cả nước.

 Trong toàn ngành múa hiện nay đội ngũ làm công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình chuyên sâu còn ít. Chưa phát huy hết khả năng trách nhiệm từ mảng chuyên môn mà mình đang đảm nhiệm..Vấn đề nghệ thuật phục vụ khách du lịch phát triển nhanh tróng đã tràn vào thôn, bản của đồng bào. Vài năm trở lại trước trong những đợt đi nghiên cứu các điệu múa dân tộc, còn được xem từ các nghệ nhân, thầy cúng múa, đến nay hầu như các thôn bản đều có đội ngũ không chuyên nhảy múa lại những điệu múa cho khách du lịch đến xem, cứ như vậy tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc trao truyền không còn sự chính xác. Có những điệu múa chỉ được phép múa khi làm lễ, thì bây giờ có thể múa bất kỳ tại không gian nào đều được.đây cũng là nguyên nhân mà các điệu múa dân gian dân tộc bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường.Cho nên cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo Hội đối với nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong giai đoạn tới.Phát triển múa dân tộc trong mọi lĩnh vực: lĩnh vực nghiên cứu, lĩnh vực đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực đưa múa dân gian dân tộc vào các tác phẩm mới đáp ứng được nhu cầu khán giả hiện đại./.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây