Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng một trong những giải pháp đổi mới quản trị nhà trường

Thứ tư - 23/08/2017 10:10
Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng một trong những giải pháp đổi mới quản trị nhà trường
Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng một trong những giải pháp đổi mới quản trị nhà trường

Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia. Đối với các cơ sở giáo dục nghể nghiệp, đào tạo có chất lượng sẽ khẳng định thương hiệu, uy tín và lợi thế cạnh tranh trong tuyển sinh đào tạo và cơ hội đầu tư. Do đó đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp không chỉ là mối quan tâm của cơ quan quản lý Nhà nước, của các cơ quan chủ quản mà còn là mối quan tâm trực tiếp của mỗi cơ sở giáo dục nghể nghiệp.

Để hình thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chất lượng cao cần phải trải qua một quá trình từ thay đổi vể nhận thức cho đến việc xây dựng các chính sách, thủ tục… và hiện thực hóa các chính sách đó thông qua các hoạt động cụ thể nhằm tác động đến chất lượng đào tạo đáp ứng được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy bên cạnh sự quản lý, chỉ đạo, điều hành và đầu tư của Nhà nước thì rất cần sự nỗ lực phấn đấu của các trường, trong đó cần thiết phải hình thành mô hình quản trị nhà trường hiệu quả.

Thực tế kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề) giai đoạn 2008 - 2015 cho thấy, đa số hoạt động của các cơ sở dạy nghề được kiểm định mới tuân thủ cơ bản các quy định của Nhà nước. Mặc dù các trường được lựa chọn ưu tiên tập trung đầu tư thành chất lượng cao là các trường đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng, nhưng vẫn còn khoảng từ 10-15% các yếu tố đảm bảo chất lượng chưa được thực hiện hoặc chưa đạt yêu cầu. Việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đối với các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều bất cập, các hoạt động còn mang tính đơn lẻ, rời rạc và hiệu quả không cao. Do đó, cùng với việc ưu tiên tập trung đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên thì một giải pháp không kém phần quan trọng và có tính đột phá là phải cải tiến về quản trị nhà trường, trong đó đề cao đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo một cách tổng thể và bền vững đó là “xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường” định hướng đó cũng phù hợp với các quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, đồng thời việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường góp phần đổi mới công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường; coi trọng quản lý chất lượng đó cũng là một trong những giải pháp nhằm đổi mới giáo dục nghề nghiệp.

 

 

.

 

Khai mạc lớp tập huấn về “Xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng” tại Kiên Giang ngày 17/4/2017

 

Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp và Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tiến hành xây dựng dự thảo thông tư quy định về xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trước mắt là hướng dẫn các trường cao đẳng, trường trung cấp chuẩn bị các điều kiện để tiến hành xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường.

Định hướng xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo dự thảo thông tư quy định về xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hệ thống các chính sách, quy trình, công cụ đối với tất cả lĩnh vực, nội dung quản lý của trường, hệ thống thông tin nội bộ, nhân sự và cơ chế, giám sát, đánh giá, thông qua đó trường duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Trong  dự thảo nêu rõ, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc, yêu cầu sau: Tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường; thể hiện được tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của trường trong từng giai đoạn; nhấn mạnh vai trò của nhà quản lý, gắn kết với quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của trường và lấy người học làm trung tâm; huy động sự tham gia của tất cả cán bộ quản lý, nhà giáo nhân viên, người học; tiếp cận theo quá trình, gắn kết với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phù hợp với thực tiễn của trường, dễ vận hành, thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và cải tiến.

Về quy trình xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo dự thảo như sau: i) Thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng gồm: Hoàn thiện tổ chức, nhân sự đảm bảo chất lượng và các điều kiện có liên quan khác; ii) Xây dựng và kiểm soát hệ thống tài liệu: Chính sách chất lượng; mục tiêu chất lượng; sổ tay chất lượng; quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng đối với từng nội dung trong các lĩnh vực quản lý chất lượng; iii)Thiết lập hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng; iv) Ban hành và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong trường.

Dự thảo nêu rõ, hệ thống đảm bảo chất lượng sau khi được xây dựng phải được Hiệu trưởng ký quyết định ban hành và đưa vào áp dụng. Hệ thống đảm bảo chất lượng được công bố công khai để cán bộ, nhà giáo, nhân viên và các đối tượng khác có liên quan biết và triển khai thực hiện. Hằng năm, trường xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về xây dựng, vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện định kỳ và đột xuất đảm bảo tính công khai, minh bạch và hiệu quả. Phòng có chức năng về đảm bảo chất lượng tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát để báo cáo Hiệu trưởng, Ban chỉ đạo.

Có thể nói, trước nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thúc đẩy các trường phải nhất thiết đổi mới. Sự cần thiết đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo là khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng là việc làm rất cần thiết để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy trình công cụ quản lý nhằm đổi mới quản trị nhà trường theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả, xây dựng văn hóa chất lượng cũng như phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường tham gia quản lý chất lượng, góp phần đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường./.

 

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vietbacact.edu.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

      Tên đơn vị: TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC.       Địa điểm trụ sở chính: Phường Đồng Quang - Thành phố Thái Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên.       Lịch sử nhà trường qua các thời kỳ:       - 1959 - 1960: Thành lập Trường...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến nhà trường qua kênh thông tin nào ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi