Sáng 11/9/2019, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Bộ VHTTDL) tổ chức hội thảo khoa học “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào các lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật”.
.
Toàn cảnh Hội thảo
Tới dự và chỉ đạo hội nghị có PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, TS. Từ Mạnh Lương - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, NSND. Nguyễn Quang Vinh - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, các nhà khoa học đầu ngành thuộc lĩnh vực biểu diễn, đại diện của các đơn vị đào tạo nghệ thuật biểu diễn cùng nhiều nghệ sĩ, nhà khoa học tham dự.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết, đây là dịp để các nhà quản lý lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các nghệ sĩ, nhà quản lý, đại diện các cơ quan đơn vị hoạt động trong ngành biểu diễn nghệ thuật để thống nhất các giải pháp cho phù hợp tình hình mới. Trong đó, có thể đặt ra mảng công việc cần ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; giải pháp về nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính, dịch vụ văn hóa về biểu diễn nghệ thuật đến nhân dân đáp ứng xu hướng thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ trong biểu diễn nghệ thuật của nước ta và hội nhập quốc tế.
Các ý kiến tại hội thảo đã làm rõ nhiều nhóm vấn đề, trọng tâm là: Tác động, thuận lợi, thách thức khi ứng dụng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật; Ứng dụng công nghệ trong quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, sáng tạo, phổ biến, lưu trữ phù hợp với xu hướng thay đổi phương thức hưởng thụ tác phẩm nghệ thuật của nhân dân, vấn đề thương mại điện tử, quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm nghệ thuật; Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật trong xu hướng cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Có thể thấy rằng, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật hiện rất phong phú, đa dạng và rất khó khăn trong công tác quản lý. Trong xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh của các ứng dụng công nghệ đặc biệt là các công nghệ trên nền tảng internet thì mọi hoạt động lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật có tác động gần như tức thời đến đời sống văn hóa, xã hội. Buổi hội thảo đã có những tranh luận đầy tính học thuật giữa quan điểm của các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học. Dưới nhiều góc độ khác nhau, mỗi quan điểm là một điểm nhìn về những ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 vào lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Phát biểu bế mạc, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn tham mưu, xây dựng kế hoạch ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật. Xây dựng chính sách, giải pháp đột phá để phát triển ngành. Trước hết xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối ngành. Các đơn vị nghệ thuật xây dựng sản phẩm thiết thực phù hợp với lĩnh vực haojt động mà đơn vị đang quản lý... Thứ trưởng nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn phải dựa trên nền tảng nghệ thuật, kỹ thuật và kinh tế, phù hợp với từng loại hình nghệ thuật biểu diễn, chú trọng đến bảo tồn nghệ thuật truyền thống. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn cần lựa chọn, có chính sách đặc thù trong ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực biểu diễn, tập huấn việc ứng dụng công nghệ đối với nhân lực nghệ thuật cho các cơ quan quản lý, các nhà hát, các nghệ sĩ...
Tham dự hội thảo, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc cử đ/c Bùi Quốc Chiều – Phó Hiệu trưởng và Đ/c Nguyễn Thị Yến Nga – Phó Trưởng phòng ĐT, QLKH&HTQT dự, đồng thời đ/c Bùi Quốc Chiều cũng có phát biểu tại Hội nghị đề nghị lãnh đạo Bộ quan tâm tới Nhà trường trong quá trình thực hiện công nghệ 4.0 vào công tác đào tạo tại nhà trường, để thực sự đi vào chiều sâu hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng của Nhà trường về đào tạo nghệ thuật Biểu diễn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn