Liên hoan nghệ thuật đàn hát then, đàn tính các dân tộc Tày – Nùng – Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018 tại Hà Giang

Thứ sáu - 18/05/2018 10:07
Liên hoan nghệ thuật đàn hát then, đàn tính các dân tộc Tày – Nùng – Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018 tại Hà Giang
Liên hoan nghệ thuật đàn hát then, đàn tính các dân tộc Tày – Nùng – Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018 tại Hà Giang

Từ ngày 11- 15/5/2015 tại tỉnh Hà Giang -  mảnh đất biên cương cực Bắc của tổ quốc, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Hà Giang tổ chức Liên hoan hát Then- đàn tính các dân tộc tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI và công bố quy hoạch khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang.

Liên hoan lần này không chỉ có ý nghĩa là sự gặp gỡ, giao lưu của các thế hệ nghệ nhân, diễn viên mà chính là sự hội tụ của các làn điệu then, vũ điệu then, âm nhạc then ở những dân tộc khác nhau, vùng miền khác nhau rất đa dạng và phong phú về nội dung, hình thức về nghệ thuật biểu diễn,…

Tới dự khai mạc có sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung Ương: Đ/C Vương Duy Biên - thứ trưởng Bộ VHTT&DL; Đ/C Nguyễn Lâm Thành - Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội; Đ/C Sùng Thìn Cò - Phó tư lệnh quân khu II; Đ/C Phùng Minh Cường - Phó bí thư thường trực Đản ủy Bộ VHTT&DL và các đồng chí lãnh đạo thuộc Bộ, Cục, Vụ ban ngành Trung Ương, các Sở VHTT&DL 14 tỉnh tham gia Liên hoan.

 

.

 

Thứ trưởng Vương Duy Biên khai mạc liên hoan

 

Chương trình khai mạc Liên hoan đảm bảo được nội dung văn hoá truyền thống của các dân tộc: Tày – Nùng – Thái, có ý nghĩa chính trị, trang trọng đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với đông đảo du khách, nghệ nhân, diễn viên các tỉnh và đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.

14 đoàn tham gia liên hoan đã biểu diễn gần 60 tiết mục đặc sắc thể hiện rõ ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị  di sản then.  Những nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái đã được tái hiện qua các trích đoạn then cổ, then mới, hòa tấu đàn tính vv..  Các nghệ nhân, các thầy then đã được thể hiện những bài then hay nhất với giai điệu, nghi thức cùng những cung bậc âm thanh đàn tính đã đưa người xem đắm say trong một không gian văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

Mỗi tỉnh đã lựa chọn và dàn dựng 01 trích đoạn nghi lễ thể hiện nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình.Trong đó có nhiều trích đoạn lần đầu tiên được giới thiệu ở liên hoan này gắn với tên tuổi của nghệ nhân; đặc biệt có những nghệ nhân trẻ đã thể hiện vai trò và dấu ấn riêng của mình. Từng nghi lễ, nghi thức sinh hoạt văn hoá đã mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hoá tín ngưỡng dân gian của dân tộc mình gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày; là kết tinh văn hoá đặc sắc nhất trong đời sống tâm linh; thể hiện tâm tư nguyện vọng hướng tới mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc; đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Then cho hôm nay và mai sau.

 

.

 

Các đoàn tham dự nhận cờ lưu niệm

 

 

Từng  tỉnh tham gia Liên hoan đã có gian trưng bày các hiện vật, hình ảnh của di sản Then, đàn tính, hình ảnh những nghệ nhân tiêu biểu, trang phục, các loại nhạc cụ, dược liệu, nông sản, ẩm thực… truyền thống của các tỉnh tham gia Liên hoan, phản ánh những nét đặc trưng văn hoá và tiềm năng du lịch của từng địa phương đã góp phần làm cho không gian Liên hoan thêm phong phú về màu sắc

Kết thúc liên hoan Ban tổ chức đã quyết định trao bằng khen cho các tiết mục xuất sắc đoạt các giải trong chương trình ở các hình thức: Biểu diễn di sản hát then- đàn tính có: 21 giải A, 22 giải B và 17 giải C; Về các Trích đoạn nghi lễ then có: 5 giải A, 4 giải B và 5 giải C;  Về phần Trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm triển lãm có: 5 giải A, 4 giải B và 5 giải C. Tại Liên hoan đoàn tỉnh Thái Nguyên kết hợp với trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc đã tham gia với chương trình được Hội đồng thẩm định đánh giá cao , đã đạt được 2 giải A, 2 giải B và 2 giải C.

Thông qua các hoạt động sôi động của Liên hoan đã thu hút nhiều du khách gần xa tham dự, chứng kiến và được thưởng thức các làn điệu then, vũ điệu then, âm nhạc then giàu bản sắc văn hoá, giúp cho chúng ta hiểu biết thêm, yêu quý, trân trọng và giữ gìn di sản văn hoá quý giá của đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Tày – Nùng – Thái nói riêng; đồng thời, thêm sự tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cùng đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ, hạnh phúc và bảo tồn phát huy di sản then thêm bền vững.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vietbacact.edu.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi