Khoa Nghiệp vụ VH&DL tham quan thực tế tại di tích, lễ hội chùa Bổ Đà tại xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Thứ sáu - 06/04/2018 02:20
Khoa Nghiệp vụ VH&DL tham quan thực tế tại di tích, lễ hội chùa Bổ Đà tại xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Khoa Nghiệp vụ VH&DL tham quan thực tế tại di tích, lễ hội chùa Bổ Đà tại xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Thực hiện nội dung chương trình đào tạo các môn học Quản lý lễ hội và sự kiện, Tôn giáo tín ngưỡng của ngành Quản lý văn hóa. Đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế môn học thông qua sự trải nghiệm. Trong ngày 03/04 (tức 18 tháng 2 âm lịch) vừa qua, được sự đồng ý của Nhà trường và khoa chuyên môn, 2 lớp QLVH K11 và QLVH K12 đã đi tham quan thực tế tại di tích, lễ hội chùa Bổ Đà tại xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đoàn tham quan do Ths Trần Trung Hiếu – P. Trưởng khoa Nghiệp vụ Văn hóa & Du lịch làm trưởng đoàn.

Bổ Đà là ngôi chùa cổ và nổi tiếng của vùng Kinh Bắc (Bắc Giang - Bắc Ninh), Chùa năm trên 1 quả núi thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam, nhiều cổ vật có giá trị và kho tàng di sản Hán - Nôm phong phú. Đây cũng là nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc. Chùa thờ Tam giáo, trong đó có Quán Thế Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Tam tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang), Khổng Tử...Các cuốn sách bằng tre, đá để lại vẫn lưu truyền đào tạo những người gia nhập phái Lâm Tế (Sơn Môn Bồ Đà) theo phong tục cũ.

 

.

 

Thầy và Trò tại di tích chùa Bổ Đà

 

Quần thể chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm: chùa cổ có tên là Bổ Đà Sơn (gọi tắt là chùa Bổ Đà, chùa Bổ; còn gọi là chùa Quán Âm), chùa chính Tứ Ân Tự, Am Tam Đức (xây dựng sau, vào thời Hậu Lê). Ngoài ra trên núi Bổ Đà còn có đền thờ Đức Thánh Hóa (tức Thạch Tướng Đại Vương - có công giúp vua Hùng thứ 16 chống giặc ngoại xâm). Trong chùa Bổ Đà hiện nay vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý giá như các pho tượng thờ, lư hương,… và đặc biệt, chùa còn lưu giữ được Bộ mộc bản ván in kinh Phật có tuổi thọ gần 300 năm. Hàng năm, chùa mở hội từ ngày 16 đến 18 tháng 2 âm lịch, thu hút rất nhiều du khách đến lễ Phật và dự hội.

Từ năm 2013 trở lại đây, UBND huyện Việt Yên đều tổ chức liên hoan dân ca quan họ tại lễ hội chùa Bổ Đà. Quan họ là loại hình dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2009. Dân ca Quan họ trải dài suốt 49 làng cổ vùng Bắc Giang - Bắc Ninh. Trong đó, tỉnh Bắc Giang có 5 làng quan họ thuộc huyện Việt Yên. Đến nay, phong trào hát quan họ đã lan rộng ra khắp huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang.

Trong khuôn khổ chương trình, lớp QLVH K11 đã tham quan và tìm hiểu công tác tổ chức lễ hội, sự kiện dưới sự hướng dẫn của Ths Dương Thị Lâm, lớp QLVH K12 tìm hiểu, nghiên cứu kiến trúc chùa truyền thống của người Việt và thiền phái Lâm Tế của Phật giáo đại thừa do Gv Nguyễn Văn Bách hướng dẫn. Đồng thời, sinh viên còn được trải nghiệm văn hóa dân gian qua các hoạt động của lễ hội như các trò chơi dân gian, hát đôi đối đáp Quan họ,…

 

.

 

Chụp ảnh kỷ niệm tại di tích

 

Qua chương trình, sinh viên đã có những kiến thức về công tác tổ chức lễ hội và nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam thông qua trải nghiệm từ thực tế. Đây là những bước đệm rất hữu ích để sinh viên tiếp cận bài giảng của giảng viên cũng như công việc chuyên môn sau này. 

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vietbacact.edu.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi