Hội thảo “Thế kỷ 21 – Nghệ thuật Múa Việt Nam nhìn lại và hướng tới”

Thứ năm - 30/11/2017 22:22
Hội thảo “Thế kỷ 21 – Nghệ thuật Múa Việt Nam nhìn lại và hướng tới”
Hội thảo “Thế kỷ 21 – Nghệ thuật Múa Việt Nam nhìn lại và hướng tới”

Sáng ngày 30/11/2017, tại Quận Đồ Sơn – TP. Hải Phòng, Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Thế kỷ 21 – Nghệ thuật Múa Việt Nam nhìn lại và hướng tới”.

Tham dự Hội thảo có NSND Ứng Duy Thịnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, cán bộ đào tạo đến từ các chi hội múa, các trường đào tạo múa trên toàn quốc.

 

 

 

NSND Ứng Duy Thịnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam

 

Mục đích của hội thảo nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan có ý nghĩa lý luận và thực tiễn bức tranh nghệ thuật múa chuyên nghiệp từ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay. Hội thảo đã nhận có sự đóng góp của 36 tham luận tập trung vào các vấn đề: Xu hướng vận động nghệ thuật múa, đặc biệt là xu hướng trong sáng tác nghệ thuật múa đương đại; mối quan hệ giữa tác phẩm múa với cuộc sống; Nghệ thuật múa trong giao lưu hội nhập với nghệ thuật múa thế giới và Vai trò, trách nhiệm của hội nghệ sĩ múa trong sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam.

Hội thảo đã đánh giá một cách khái quát những thành tựu và hạn chế trong thực tế phát triển nghệ thuật Múa Việt Nam hiện nay, nêu bật các ưu điểm và hạn chế trong quá trình tiếp thu và vận dụng tinh hoa múa thế giới đối với sự phát triển nghệ thuật múa đương đại hiện nay.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, hội thảo đã làm rõ nội hàm một số khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành nghệ thuật múa, đưa nghệ thuật múa đến gần với công chúng hơn. Với tinh thần trao đổi dân chủ, thẳng thắn và gắn với thực tiễn, các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, cán bộ đào tạo nghệ thuật múa đã mang đến hội thảo những bản tham luận với nhiều vấn đề mang tính gợi mở, mang màu sắc vùng miền. Một số tham luận khoa học khác có ý nghĩa chiến lược, đánh giá đúng được thực trạng, dự báo đúng xu hướng phát triển của nghệ thuật múa hiện nay.

Đa số đại biểu tham dự Hội thảo đã nhìn nhận, đã đến lúc ngành múa Việt Nam nói chung và những nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, cán bộ đào tạo nghệ thuật Múa cùng chung sức, chung lòng gây dựng nghệ thuật múa Việt Nam đương đại mang màu sắc mới vươn cao và xa trong thế giới hội nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa có tính toàn cầu.

Tham dự hội thảo, trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Mai – Phó trưởng khoa Múa đã tham dự với tham luận tiêu đề: “Nghệ thuật Múa Việt Bắc đi cùng năm tháng”. Trong phần tham luận của mình, với cương vị là cán bộ đào tạo diễn viên múa trình độ trung cấp của nhà trường riêng và khu vực Việt Bắc nói chung, đồng chí đã mang đến hội thảo sắc thái riêng của vùng miền, đưa ra các số liệu về nguồn nhân lực múa của khu vực và thấy rõ về sự biến đổi của nghệ thuật múa trong thời gian qua và xu hướng trong thời gian tới.

 

 

 

ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai – Phó trưởng khoa Múa tại Hội thảo

 

Qua hội thảo, đồng chí cũng lĩnh hội được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm từ các đơn vị bạn, đồng chí sẽ tiếp thu và có kế hoạch tham mưu với bạn giám hiệu nhà trường về phương thức đào tạo trong tương lai đối với nghệ thuật múa nói chung về đào tạo, nghiên cứu, sưu tầm để xây dựng nền nghệ thuật Múa Việt Nam phong phú và đa dạng.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vietbacact.edu.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

      Tên đơn vị: TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC.       Địa điểm trụ sở chính: Phường Đồng Quang - Thành phố Thái Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên.       Lịch sử nhà trường qua các thời kỳ:       - 1959 - 1960: Thành lập Trường...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến nhà trường qua kênh thông tin nào ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi