GV khoa Nghiệp vụ VH&DL tham dự hội thảo “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy đặc trưng văn hóa Xứ Lạng” tại Lạng Sơn

Thứ ba - 27/11/2018 11:09
GV khoa Nghiệp vụ VH&DL tham dự hội thảo “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy đặc trưng văn hóa Xứ Lạng” tại Lạng Sơn
GV khoa Nghiệp vụ VH&DL tham dự hội thảo “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy đặc trưng văn hóa Xứ Lạng” tại Lạng Sơn

Sáng ngày 23/11/2018, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy đặc trưng văn hóa Xứ Lạng" nhằm nhìn nhận, đánh giá nét đặc sắc và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị các di sản của tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 

Thực hiện nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 31/08/2018 Ban thường vụ tỉnh ủy Lạng Sơn về Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh nhà giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 37/KH-SVHTT&DL ngày 03/04/2018 và thông báo số 48/ TB-SVHTT&DL ngày 04/04/2018 của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Lạng Sơn về việc tổ chức hội thảo "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy đặc trưng văn hóa Xứ Lạng" để Hội thảo do ông Nguyễn Phúc Hà - Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Lạng Sơn làm chủ tọa.

 

.

 

Hội thảo đã quy tụ nhiều nhà khoa học đầu ngành tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng như GS.TS Lê Hồng Lý - Nguyên viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Lâm Bá Nam - Đại học KHXH&NV, PGS.TS Vương Xuân Tình - Viện dân tộc học, PGS.TS Nguyễn Thị Yên - Viện nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Vương Toàn - chủ nhiệm chương trình Thái học Việt Nam.... 

Nhận lời mời của Sở Văn hóa, thể thao & Du lịch Lạng Sơn, trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc đã cử TS. Nguyễn Thị Nhung và thầy Nguyễn Văn Bách viết tham luận và tham gia hội thảo. TS Nguyễn Thị Tuyết Nhung viết tham luận "Sự tương đồng và dị biệt giữa nghệ thuật then của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn với các vùng khác" (viết chung với TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Ban tôn giáo, UBMTTQ Việt Nam) với mục tiêu làm rõ nét tương đồng và khác biệt của nghệ thuật diễn xướng then của vùng Bắc Sơn - Lạng Sơn với các địa phương khác, từ đó tìm ra hướng bảo tồn hát then đảm bảo tính độc đáo, tiêu biểu của vùng miền; thầy Nguyễn Văn Bách viết tham luận "Xứ Lạng - một vùng dân ca" với nội dung nhận định, đánh giá thực tế tình hình công tác bảo tồn dân ca của tỉnh Lạng Sơn hiện nay, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển dân ca - nét đặc sắc của văn hóa Xứ Lạng.

 

.

 

Trong thời gian làm việc, hội thảo đã lần lượt được nghe các nhà khoa học báo cáo 23 tham luận. Các tham luận của hội thảo đều tập trung phân tích những nét đặc trưng trong văn hóa vật thể và phi vật thể của Lạng Sơn. Qua đó, nêu bật vị trí, vai trò của văn hóa Xứ Lạng trong văn hóa tổng thể chung của cả khu vực cũng như cả nước. Trong đó, nhiều tham luận đáng chú ý như:

- Tham luận "Vấn đề biên giới mềm và văn hóa xứ Lạng" của PGS. TS Vương Xuân tình (viện dân tộc học) nêu bật tầm quan trọng của vị trí địa lý cũng như văn hóa của Xứ Lạng trong công cuộc giữ gìn biên cương, bờ cõi của Tổ quốc.

- Tham luận "Tín ngưỡng Tứ phủ trong văn hóa Xứ Lạng" của PGS.TS Nguyễn Thị Yên (Viện nghiên cứu văn hóa dân gian) khẳng định vị thế quan trọng của mảnh đất Xứ Lạng đối với sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ. Hệ thống các ngôi đền thờ dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 4A được hình thành từ quá trình Tứ phủ hóa các thiết chế tâm linh như các ngôi miếu, đình làng,... cho thấy sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa miền xuôi với miền ngược, giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số anh em. Đó là một trong những thế mạnh rất lớn để phát triển du lịch tâm linh tại Lạng Sơn.

- Tham luận "Xứ Lạng - một vùng dân ca" của thầy Nguyễn Văn Bách (trường CĐ VHNT Việt Bắc) đã đưa ra sự so sánh, đối chiếu dân ca Lạng Sơn với dân ca các tỉnh khác trong khu vực, từ đó tìm ra nét đặc sắc riêng của dân ca Xứ Lạng. Đồng thời, tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của việc định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng và khôi phục các không gian văn hóa truyền thống trong công tác bảo tồn dân ca Xứ Lạng. Dân ca cũng là một thế mạnh trong hoạt động du lịch của Lạng Sơn.

Trong phần thảo luận, hội thảo đã được nghe những ý kiến, tham vấn của các đại biểu của các Sở ban ngành và các huyện trong tỉnh. Hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi và khoa học. Từ đây, nhiều đề xuất kiến nghị đã được đưa ra nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Lạng Sơn như xây dựng Trung tâm văn hóa Tày, Nùng tại Lạng Sơn, xây dựng các đề án bảo tồn dân ca gắn với du lịch,...

Kết thúc hội thảo là chương trình tham quan, trải nghiệm thực tế các hoạt động văn hóa dân gian của các dân tộc Lạng Sơn trong khuôn khổ tuần lễ di sản tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vietbacact.edu.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi