Từ ngày 2 đến 5/8, tại Hà Tĩnh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với VHNT trước yêu cầu mới”. Hội nghị có sự tham gia của 275 học viên đại diện cho 29 đơn vị, tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và một số tỉnh phía Nam là cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, nghệ sĩ công tác trong các ngành: Tuyên giáo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, VHNT và báo chí.
Tỉnh Thái Nguyên tham gia tập huấn gồm 08 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc và các cơ quan báo chí của tỉnh; Đoàn do đồng chí Nguyễn Thị Mai, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn
Trong chương trình Hội nghị tập huấn, các đại biểu được nghiên cứu, học tập nội dung 7 chuyên đề, gồm:
Vấn đề xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay do GSTS Hồ Sĩ Quý Ủy viên Hội đồng Trung ương, Nguyên Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trình bày.
Tiếp thu, vận dụng các lý thuyết văn nghệ nước ngoài vào điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay do PGS. TS Phan Trọng Thưởng Phó Chủ tịch TT Hội đồng LL, PB VHNT TW, nguyên Viện trưởng Viện Văn học trình bày.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các hội Văn học, nghệ thuật do - Hỗ trợ thực thi quyền tác giả trong sáng tạo văn học, nghệ thuật do PGS. TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam trình bày.
Tình hình văn xuôi hiện nay do nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày.
Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, những vấn đề đặt ra cho hôm nay và nhiều năm tới do PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo TW, Chủ tịch Hội đồng LL, PBVH, NTTW trình bày.
Âm nhạc Việt Nam trên không gian mạng do PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Liên khoa Âm nhạc, Đại học Sài Gòn trình bày.
Nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật, bảo đảm tự do trong sáng tạo văn học, nghệ thuật do PGS. TS Phạm Quang Long, Nguyên Viện trưởng trường Đại học KHXH&NV, Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày.
Thông qua các chuyên đề được tập huấn tại Hội nghị sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản nắm bắt tình hình, nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn
Sáng tác là vấn đề nóng bỏng của đời sống VHNT đang đặt ra hiện nay, nhất là vào lúc đổi mới tư duy đang được khích lệ, sinh hoạt dân chủ đang trở thành nhu cầu, tập quán xã hội, quyền tự do cá nhân ngày càng được tôn trọng. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn tồn tại những can thiệp của cơ quan quản lý, thể hiện ở việc “lấn sân” trong quản lý nhà nước về mặt luật pháp. Điều này khiến quyền làm nghề của văn nghệ sĩ chưa thực sự phát huy, ảnh hưởng đến sự sáng tạo của văn nghệ sĩ. Vì thế chuyên đề “Nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật, bảo đảm tự do trong sáng tạo VHNT” do PGS.TS Phạm Quang Long với nhiều giải pháp đề xuất như gỡ được những nút thắt mà bấy lâu nay đội ngũ văn nghệ sĩ và người quản lý lĩnh vực này hằng mong mỏi.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình VHNT Trung ương phát biểu và trực tiếp giảng dạy một chuyên đề tại Hội nghị
Theo đánh giá của nhiều học viên, tại Hội nghị năm nay, đội ngũ giảng viên tham gia tập huấn là các GS, PGS, nhà nghiên cứu lý luận, phê bình có uy tín chuyên môn trong giới, các nhà lãnh đạo, quản lý dày dặn kinh nghiệm, nắm vững cả lý luận và hoạt động thực tiễn để truyền đạt các chuyên đề như: GS.TS Hồ Sĩ Quý; PGS.TS: Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phạm Quang Long; PGS.TS Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng. Bên cạnh đó, chủ đề tập huấn sát với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị giai đoạn tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sát với thực tiễn đời sống VHNT nên với mỗi học viên đều thấy rất bổ ích. Sau lớp tập huấn, tin tưởng và hy vọng rằng, các học viên sẽ làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, đưa VHNT trở thành sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần cho sự phát triển của mỗi địa phương và của cả dân tộc.
Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn, các học viên được đi thực tế một số di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh như: Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc…
Đoàn Thái Nguyên chụp ảnh lưu niệm với PGS.TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ
(thứ 4 từ trái sang)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn