Nghệ thuật múa, thế kỷ 21 đang chuyển động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội hiện đại, luôn tác động trực tiếp tới từng cá thể trong xã hội. Đó chính là thời đại của thế giới hội nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa có tính toàn cầu. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã xác định: “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Lĩnh vực nghệ thuật múa, lĩnh vực đào tạo và biểu diễn múa, hay lĩnh vực sáng tác múa sẽ làm gì trong thời đại mới để đạt chất lượng, hiệu quả trong toàn ngành múa của chúng ta. Đã đến lúc ngành múa Việt Nam nói chung và nhũng người con của núi được sinh ra từ lòng đất, khe suối hay những tiếng động âm vang rừng núi bao trùm, chở che cho từng hơi thở, nhịp đập của trái tim những người nghệ sĩ múa vùng Việt Bắc. Tất cả đều nằm trong xu thế, quy luật chuyển động của xã hội. nói cách khác là xu thế biến đổi tích cực, chất lượng. Đòi hỏi mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi nghề phải biến đổi, chuyển động, vươn lên tầm cao mới.
Nhìn lại chặng đường dài của nghệ thuật múa khu vực Việt Bắc trong những năm qua thật vui mừng khôn xiết, đã đóng góp rất nhiêu công sức vào thành tựu to lớn của ngành múa Việt Nam. Mặc dầu còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt như: Trong quan niệm về văn hóa, quan niệm về bản sắc văn hóa, quan niệm về sự tiên tiến hay lạc hậu, về nội dung, tư tưởng hay các giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức, bên cạnh những kết quả mà toàn ngành đã đạt được trong nhiều năn qua là những tác động tích cực thì vấn đề khó khăn không phải là tác động tiêu cực, sự cống hiến của các bậc tiền bối, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và cả những nghệ sĩ diễn viên vẫn miệt mài tâm huyết với nghệ thuật múa, không ngừng gìn giữ, bảo tồn và chắp cánh cho nghệ thuật múa nơi đây.
Nghệ thuật múa khu vực Việt Bắc đóng vai trò quan trọng, vô cùng ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của các tộc người trong khu vực, là sản phẩm văn hóa dân tộc là kết tinh, truyền thống quí giá của lịch sử dân tộc, phản ánh chế tài thông minh và ý nghĩa tư tưởng của dân tộc, thông qua nhiều hình thức múa xuất phát từ đời sống sinh hoạt của đông bào như: Múa trong lao động, múa trong sinh hoạt, múa trong lễ hội, múa trong tín ngưỡng.
Đối với nghệ thuật múa của các tộc người khu vực Việt Bắc. Múa là để cầu cho cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa, tạ ơn trời đất, các thần linh luôn bảo vệ cho dân làng, cho đồng tộc.
Từ đặc điểm văn hóa của khu vực, múa của các tộc người khu vực Việt Bắc cũng mang sắc thái riêng so với các khu vực khác có thể kể đến như múa Mông (múa trong tang ma, múa sinh hoạt đời sống như: đi chơi, đi chợ, cuộc ném pao), hay múa của người Dao Quần Chẹt (múa chuông trong lễ cấp sắc đám ma), dân tộc Dao Tiền (múa gậy tiền), dân tộc Cao Lan (múa tắc xình, múa trong lao động : tra hạt, phát nương, múa chim gâu, múa kiếm, múa đao trong những lần cúng giải hạn, vào nhà mới), dân tộc Tày (múa sinh hoạt và nghi lễ, chủ yếu là múa trong nghi lễ Then: múa quạt, múa đàn tính, múa với quả nhạc…), dân tộc Pà Thẻn có (múa nhảy lửa ở Hoàng Su Phì - Hà Giang), Lô Lô (múa trong tang ma…), múa lự (vẻ đẹp của người phụ nữ).
Hiện nay khu vực Việt Bắc gồm nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiêp, lực lượng đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên tham gia quản lý và biểu diễn trong lĩnh vực nghệ thuật múa tính đến nay: Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Cao Bằng có: 19 nghệ sĩ; 12 nữ, 6 nam và 1 nghệ sĩ làm quản lý. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Bắc Kạn có: 13 nghệ sĩ ; 10 nữ, 3 nam: Đoàn Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn có: 20 nghệ sĩ; 15 nữ nghệ sĩ; 6 nam và1nghệ sĩ làm quản lý. Đoàn Nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc tỉnh Thái Nguyên có: 18 nghệ sĩ; 11 nữ nghệ sĩ; 6 nam và 1 nghệ sĩ làm quản lý. Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc có: 24 nghệ sĩ; 16 nữ nghệ sĩ; 8 nghệ sĩ nam. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Tuyên Quang có: 18 nghệ sĩ; 10 nữ nghệ sĩ; 5 nam và 3 nghệ sĩ làm quản lý. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Hà Giang có: 18 nghệ sĩ; 12 nữ nghệ sĩ ; 6 nam. Ngoài ra còn rất nhiều cán bộ diễn viên hoạt động tại các phòng văn hóa, trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi, và cơ sở đào tạo năng khiếu.... Đặc biệt các Thầy cô giáo không quản vất vả ngày đêm, miệt mài dìu dắt, hun đúc nghệ thuật múa cho các em học sinh trong các nhà trường văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn khu vực. Tất cả đều có chung một niềm đam mê nghệ thuật múa, nguyện cống hiến hết sức mình cho nghệ thuật múa hôm nay.
Mỗi một vùng di sản múa là một mô hình cấu trúc ổn định như nguồn gốc, tiến trình, môi trường địa lý, dân số, tộc danh, phong tuc, tập quán, lễ nghi, luật tục, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể. Chúng là nền tảng nảy sinh nghệ thuật múa và mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa, văn hóa tộc người và là đối tượng nghiên cứu chính yếu của chúng ta. Có thể nói, khu vực phía Bắc hàng năm tổ chức rất nhiều các sự kiện, lễ hội, hầu hết chương trình, sự kiện nào đều có sự xuất hiện của nghệ thuật múa. Xong thực tế cho ta thấy hiệu quả thực sự chưa được cao. Chính vì điều này tôi thiết nghĩ: Trước tốc độ cuốn hút mạnh mẽ của “toàn cầu hóa”, các xu hướng văn học nghệ thuật giao lưu, tiếp biến hay có, dở có, đầy thách thức. Trăn trở suy nghĩ cũng chỉ là muốn tìm ra hướng đi cho nghệ thuật múa, một nền nghệ thuật múa mà cha ông ta đã gìn giữ và để lại cho muôn đời sau.
Tính đến thời điểm này các nhà trường chuyên nghiệp và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong khu vực Việt Bắc chưa có đươc nhiều Nhà Giáo Ưu Tú hay NSUT là múa, cuộc sống của các nghệ sĩ diễn viên còn rất nhiều khó khăn bởi sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường đã bùng nổ trên toàn cầu. Xong phải khẳng định rằng nghệ thuật múa khu vực Việt Bắc vẫn luôn phát triển, các nghệ sĩ diễn viên đã đáp ứng được nhu cầu của khu vực Việt Bắc nói riêng và toàn ngành múa nói chung. Đó là nhờ vào sự quan tâm các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, nhờ sự quan tâm, ưu đãi của Hội Nghệ Sĩ Múa Việt Nam đã mang lại cho các nghệ sĩ múa khu vực Việt Bắc hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Là một giảng viên trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc - đại diện cho lực lượng cán bộ, nghệ sĩ diễn viên múa khu vực Việt Bắc xin được chia sẻ và nói lên đôi điều cảm nghĩ của mình về hiện trạng nghệ thuật múa khu vực Việt Bắc. Trong thời gian tới các cán bộ, chiến sĩ văn hóa, các nghệ sĩ diễn viên múa trên toàn khu vực Việt Bắc quyết tâm, tiếp tục gắn bó với nền nghệ thuật múa nước nhà, sẽ nối tiếp truyền thống cha ông, tích cực đi nghiên cứu sưu tầm, gìn giữ, bảo tồn các điệu múa của các dân tộc khu vực Việt Bắc, coi trọng lĩnh vực sáng tác và biểu diễn, nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn