8 nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 của các đơn vị đào tạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thứ sáu - 27/10/2023 06:12
Sáng ngày 27/10/2023, Bộ VHTTDL đã tổ chức Tổng kết công tác đào tạo Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm học 2022-2023 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2023-2024
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
           Năm học 2022-2023 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những thuận lợi, khó khăn đan xen, trong đó xuất hiện nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi về chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, cả nước vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn kép do hậu quả của đại dịch COVID-19 và những ảnh hưởng tiêu cực của tình hình thế giới, khu vực. Đồng thời, năm học 2022-2023 là thời điểm đánh dấu giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế,  hội 5 năm 2021-2025  Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế,  hội 5 năm 2021-2025, Nghị quyết số 33-NQ/TW, Nghị quyết số 08-NQ/TW và "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045".
          Tại báo cáo của Hội Nghị đã khái quát các nhiệm vụ của năm học 2022 – 2023 về công tác quản lý nhà nước về đào tạo năm học 2022-2023 trong đó tập trung triển khai xây dựng, phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và đề án; Phối hợp, làm việc với các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịchChỉ đạo, điều hành công tác tuyển sinh năm học 2023-2024; Công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo; Triển khai các Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

          Qua một năm thực hiện, về cơ bản các đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cụ thể: Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo là 16.080; quy mô đào tạo là 32.734 học sinh, sinh viên cụ thể:
          + Quy  đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật  18.581 học sinh, sinh viên; tỉ lệ học sinh, sinh viên nhập học so với chỉ tiêu tuyển sinh chiếm tỉ lệ 77%;
          + Quy mô đào tạo lĩnh vực thể dục thể thao là 3.943 sinh viên; tỉ lệ sinh viên nhập học so với chỉ tiêu tuyển sinh chiếm tỉ lệ 74.03%;
          + Quy mô đào tạo lĩnh vực du lịch là 10.210 học sinh, sinh viên; tỉ lệ học sinh, sinh viên nhập học so với chỉ tiêu tuyển sinh chiếm tỉ lệ 74.44%.
          Kết quả tuyển sinh theo trình độ đào tạo như sau: Tiến  209; Thạc sĩ 899; Đại học 17.659; Cao đẳng 7.498; Trung cấp 5.073 và Sơ cấp 1.573.
          Các cơ sở đào tạo đã đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, sử dụng linh hoạt nền tảng mạng xã hội phục vụ công tác tuyển sinh như website, facebook, zalo... để thí sinh có thể tiếp cận nhanh nhất, dễ hiểu nhất các thông tin tuyển sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý hồ sơ xét tuyển, thi tuyển của thí sinh nhanh chóng, hiệu quả.
          Tính đến 31/8/2023, tổng số học sinh tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo là: 7.841 cụ thể: Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khoảng 3.385 học sinh, sinh viên, chiếm tỉ lệ 83,75%; lĩnh vực Thể dục thể thao là 701 sinh viên, chiếm tỉ lệ 97,51%; lĩnh vực Du lịch là 3.755 học sinh, sinh viên, chiếm tỉ lệ 85,60%.
          Nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành đã được tổ chức, tạo ra nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho cán bộ, giảng viên, sinh viên. Các cơ sở đào tạo đều khuyến khích cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật; các liên hoan phim; hội diễn sân khấu; các cuộc thi âm nhạc, múa, triển lãm mỹ thuật…; các cuộc thi đấu, các giải thể thao các cấp; hội thi kỹ năng nghề… ở các cấp.
          Việc ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong tuyển sinh, quản lý và tổ chức đào tạo của các cơ sở đào tạo được quan tâm, tuy nhiên, còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật. Nhiều cơ sở đào tạo chưa có hệ thống phần mềm quản lý đào tạo, đây là một khó khăn, trở ngại lớn trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động đào tạo. Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đã khai thác, sử dụng rộng rãi các phần mềm chuyên môn như: PowerPoint, Encore (phần mềm chép  soạn nhạc), phần mềm chép nhạc và xử lý âm thanh, phần mềm xử lý phim, ảnh; phần mềm tra cứu ngôn ngữ bản địa... vào hoạt động đào tạo.
          Thực hiện tốt công tác tuyên dương, khen thưởng các cấp cho sinh viên có thành tích trong học tập, rèn luyện  các hoạt động cộng đồng. Năm học 2022- 2023, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện miễn giảm học phí cho 202 sinh viên; trợ cấp xã hội cho 90 sinh viên; hỗ trợ chi phí học tập cho 33 sinh viên; cấp học bổng khuyến khích học tập cho 622 sinh viên. Học sinh, sinh viên của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã được quan tâm, hỗ trợ học bổng từ Quỹ học bổng Toyota, quỹ Kumho, quỹ Hessen, quỹ Đào Minh Quang, quỹ APPA… Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, giúp đỡ sinh viên tiếp cận học bổng Homtamin, học bổng Nguyễn Trường Tộ, quỹ hỗ trợ tài năng Việt Nam…
          Báo cáo cũng nêu bật các vấn đề khó khăn trong quá trình đào tạo tại các đơn vị, những nguyên nhân, yếu tố khách quan và chủ quan. Trên cơ sở đó, báo cáo đề ra phương hướng năm học 2023-2024 là:
          - Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo thực hiện tự chủ đại học, triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo  hợp tác quốc tế. Tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo; xây dựng hạ tầng dữ liệu, học liệu số dùng chung trong toàn ngành. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu  hội.
          - Thực hiện tốt chủ đề công tác năm của Bộ VHTTDL: “Quyết liệt, Hiệu quả, Nêu gương, Kỷ cương, Trách nhiệm” trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị.
          Đồng thời vạch ra các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, toàn Ngành tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026- 2030, tầm nhìn đến năm 2045", với chủ đề năm học 2023 - 2024 "Đổi mới, sáng tạo, hội nhập, phát triển". Để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu năm học 2023-2024, toàn Ngành tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
          a) Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước
          - Chỉ đạo các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ triển khai tốt nhiệm vụ năm học 2023-2024 theo chủ đề "Đổi mới, sáng tạo, hội nhập, phát triển".
          Hướng dẫn  giám sát các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tuyển sinh và tổ chức đào tạo đối với giáo dục nghề nghiệp.
          - Tăng cường công tác quản lý nhà nước với các nội dung:

          1) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý;
          2) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong đào tạo;
          3) Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học;
          4) Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục;
          5) Tập trung đào tạo tài năng và nguồn nhân lực chất lượng cao;
          6) Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch.
          - Tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho giảng viên, giáo viên các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. Trang bị trình độ ngoại ngữ theo chương trình mục tiêu quốc gia để có thể tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng học tập nâng cao ở nước ngoài.
          - Triển khai các Đề án Chính phủ, Đề án cấp Bộ hiệu quả theo kế hoạch, lộ trình đã đề ra.
          Rà soát toàn bộ hệ thống văn bản có liên quan đến chế độ, chính sách đối với viên chức, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên lĩnh vực đào tạo đặc thù văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao. Đồng thời, đề nghị các chế độ, chính sách đối với viên chức, giảng viên, giáo viên dân tộc thiểu số, công tác tại khu vực khó khăn; chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số; chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên có tài năng đặc biệt.
          b) Nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo
          - Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về: Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao (Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 11/5/2022) và Triển khai tăng cường xây dựng văn hóa học đường (Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01/6/2022) và chủ đề công tác năm 2023 của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Quyết liệt, Hiệu quả, Nêu gương, Kỷ cương, Trách nhiệm” trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị.
          - Tập trung triển khai hiệu quả các đề án của ngành văn hóa, thể thao  du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Tác giả: Lê Quang Thái - Trưởng phòng ĐT,QLKH&HTQT

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

      Tên đơn vị: TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC.       Địa điểm trụ sở chính: Phường Đồng Quang - Thành phố Thái Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên.       Lịch sử nhà trường qua các thời kỳ:       - 1959 - 1960: Thành lập Trường...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến nhà trường qua kênh thông tin nào ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi