Chiều
28/11, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị định số
89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân
dân", "Nghệ sĩ Ưu tú"; Nghị định số 40/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP tại Hà Nội.
.
Toàn cảnh Hội nghị
Tới dự
và chủ trì Hội nghị có Đ/c Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ VHTTDL, đại
diện các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL; lãnh đạo các Sở VHTTDL,
VHTT các địa phương, lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Trung ương, các Hội VHNT
chuyên ngành cùng nhiều chuyên gia, văn nghệ sĩ…
Trên cơ sở thực tiễn qua
02 đợt xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu
tú" năm 2016 và 2019 cũng như qua rà soát, tiếp thu ý kiến trao đổi của
các đại biểu, chuyên gia chuyên ngành, các nghệ sĩ tại Hội nghị tổng kết 05 năm
thực hiện Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, để công tác xét tặng danh hiệu phù hợp
hơn tình hình thực tiễn, Bộ VHTTDL đã tham mưu xây dựng trình Chính phủ ban
hành Nghị định số 40/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 89/2014/NĐ-CP với những quy định mới, cởi mở hơn theo hướng bám
sát thực tế, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xét tặng, tôn vinh những
nghệ sĩ có tài năng nổi trội của từng loại hình, ngành nghề nghệ thuật.
Qua nghiên cứu báo cáo
của các Bộ/ngành; địa phương tổng kết về thực hiện Nghị định, qua việc xét tặng
danh hiệu vừa được triển khai tại Hội đồng cấp Bộ/tỉnh và Hội đồng chuyên ngành
cấp Nhà nước của đợt xét tặng lần thứ 10, Bộ VHTTDL cho rằng, công tác xét tặng
danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" còn một số vướng
mắc như: Một số Hội đồng cấp Bộ/tỉnh còn lúng túng trong việc xét tặng danh
hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" theo tiêu chí
"trường hợp đặc biệt". Vì thế số lượng hồ sơ xét theo tiêu chí
"trường hợp đặc biệt" nhiều hơn xét theo tiêu chí giải thưởng. Bản
nhận xét, đánh giá của Hội đồng các cấp đối với những cá nhân xét theo tiêu chí
"trường hợp đặc biệt" nhiều khi còn sơ sài, chưa thể hiện rõ nét sự
cống hiến nội trội, tài năng xuất sắc của cá nhân
Bên cạnh đó, việc xác
nhận thành phần tham gia của cá nhân trong chương trình, vở diễn, tiết mục đạt
giải thưởng để tính quy đổi giải thưởng cho cá nhân của một vài cơ quan, đơn vị
nghệ thuật chưa đúng tên gọi như thành phần quy định trong Bảng quy đổi.
Vướng mắc trong xác nhận
về thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp đối với các nghệ sĩ hoạt động
nghệ thuật tự do hoặc đối với những nghệ sĩ lớn tuổi, tham gia hoạt động nghệ
thuật từ rất lâu, được đào tạo truyền nghề, không qua trường hợp đào tạo chuyên
nghiệp, việc có được hợp đồng lao động từ đơn vị nghệ thuật hoạt động từ thời
điểm mới vào nghề là rất khó vì qua thời gian lâu năm có thể đơn vị đã giải thể
hoặc đổi tên nhiều lần, công tác lưu trữ không phục vụ được việc trích lục các
hồ sơ lâu năm. Hồ sơ thiếu yếu tố chứng minh thời gian hoạt động nghệ thuật
chuyên nghiệp, gây khó khăn cho Hội đồng các cấp khi xét danh hiệu.
Một số địa phương, Trung
tâm văn hóa tỉnh có chức năng hoạt động nghệ thuật cả chuyên nghiệp và không
chuyên; vấn đề đặt ra là việc xem xét tính giải thưởng và thời gian hoạt động
nghệ thuật của các nghệ sĩ như thế nào cho phù hợp và đúng quy định. Tại Hội
nghị, các đại biểu đã góp ý kiến đồng thuận với những vấn đề còn tồn tại trong
việc xét danh hiệu NSND, NSƯT đồng thời có nhiều ý kiến góp ý nhằm khắc phục
những vấn đề còn tồn tại.
Kết luận Hội nghị, Thứ
trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, các ý kiến đóng góp tại Hội nghị được Bộ lắng
nghe nghiêm túc. Tới đây để xây dựng nghị định mới, Bộ VHTTDL sẽ giao cho các
cơ quan quản lý của Bộ xem xét bổ sung thêm đối tượng là những người sáng tạo
ra các tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đạo diễn, diễn viên, họa
sĩ…". Tuy nhiên, đây là vấn đề vô cùng khó khăn, làm thế nào để tránh được
xét tặng danh hiệu cao quý nhưng không được xét trùng. Để làm được điều này,
cần phải nghiên cứu và đánh giá những tác động sâu hơn nữa"- Thứ trưởng
Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng cho biết
thêm, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 89 và Nghị định 40 được Bộ
VHTTDL xác định là nhiệm vụ quan trọng. Trong thời gian tới, sẽ có những buổi
làm việc đặc thù với các bộ, ban, ngành, các hội chuyên ngành và đặc biệt là
các địa phương để xin ý kiến. Thứ trưởng đề nghị, những người làm công tác thi
đua khen thưởng, các Hội VHNT chuyên ngành tại địa phương, trong quá trình thực
tiễn vô vàn những bất cập phát sinh, vướng mắc, cần có ý kiến góp ý, đề xuất
giải pháp để thực hiện việc xét danh hiệu NSND, NSƯT thực sự tôn vinh những
nghệ sĩ có tài năng, đánh giá đúng công lao đóng góp của họ đối với nền VHNT
nước nhà.
Trường CĐ VHNT Việt Bắc
là đơn vị đào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL, với vai trò là giảng viên, mỗi nhà giáo
hiện đang thực hiện chức năng giảng dạy, đồng thời sáng tạo nghệ thuật. Năm
2022, thực hiện hướng dẫn của Bộ, Nhà trường đã gửi 03 hồ sơ xét tặng Nghệ sĩ
ưu tú cho 3 giảng viên nhà trường. Trên tinh thần cuộc họp, trong thời gian
tới, nhà trường khuyến khích các giảng viên hoàn thành nội dung giảng dạy, đồng
thời phát huy tính sáng tạo tác phẩm mới phục vụ nhiệm vụ chính trị, đồng thời
góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của khu vực và đất nước.